Viettelca sẽ cùng bạn tìm hiểu Wifi 6 là gì? Sự khác biệt, đặc điểm nổi bật, so sánh giữa thế hệ wi-fi 5 và wi-fi 6 nào tốt hơn cũng như các đối tượng phù hợp để sử dụng. Hãy tham khảo nhé!
Wifi 6 là gì?
Wi-Fi 6 (gọi đầy đủ là Wi-Fi thế hệ thứ 6) là chuẩn wifi mới nhất hiện nay được nâng cấp toàn diện so với wifi 5 về tốc độ dung lượng truyền tải và hiệu suất năng lượng về mặt thông số wifi 6 có thể truyền tải tối đa xấp xỉ 10 gigabyte khả năng truyền tải gấp 10 lần gói dịch vụ internet có băng thông cao nhất Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, Wi-Fi 6E được phát triển và thương mại hóa từ năm 2020 là phiên bản mở rộng của wifi 6 với sự khác biệt khi lắp mạng internet Viettel Quảng Nam là chỉ hoạt động trên một băng tần 6Ghz duy nhất, với tốc độ đường truyền đạt đến 600 Mbps trên kênh 80 MHz hoặc 1200 Mbps trên kênh 160 MHz.
Wifi 6 có gì mới mẻ?
Wifi 6 là tên gọi khác của thông số kĩ thuật IEE 802.11 ax với khả năng cung cấp tốc độ mạng lên đến 10Gbps ở tần số phát sóng không dây và 12Gbps ở khoảng cách rất ngắn. Giúp cải thiện tốc độ mạng nhanh và ổn định hơn 30- 40% so với Wi-Fi 5 (802.11ac). Điều này nếu với các gaem sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian tải xuống trò chơi, tăng tốc độ tải và có thể giảm đến 75% độ trễ.
MU-MIMO
Công nghệ MU-MIMO (viết tắt từ Multi-User, Muliple Input, Multiple Output) đã được ứng dụng trong wifi 5, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ lên tới 4×4, và được sử dụng cho đường downlink. Với công nghệ MU-MIMO trên wifi 6, nó hỗ trợ lên tới 8×8, và cho cả 2 chiều.
Tất cả những yếu tố này giúp cho wifi 6 có thể tăng dung lượng và hiệu quả, đặc biệt hữu ích trong các ứng dụng băng thông cao như cuộc gọi thoại quan trọng và phát trực tuyến video.
OFDMA
OFDMA (Orthogonal frequency division multiple-access) là một kỹ thuật truyền dẫn, cho phép nhiều thiết bị chia sẻ cùng một kênh Wi-Fi cùng một lúc. Với OFDMA, nhiều máy khách có thể chia sẻ đồng thời một kênh Wi-Fi thay vì phải thay phiên nhau. Nó cho phép một kênh 20 MHz truyền tới 9 máy khách cùng một lúc, thay vì 4 kênh như trong 802.11ac. Điều này chia tỷ lệ tuyến tính khi độ rộng kênh tăng lên, tức là 18 Client cho 40 MHz và 37 Client cho kênh 80 MHz. Và khi cần, một Client cũng có thể sử dụng toàn bộ kênh để đảm bảo rằng mật độ khách hàng tốt hơn không phải trả giá bằng hiệu suất cao nhất. Điều quan trọng, OFDMA là hai hướng, lần đầu tiên mang đến khả năng đa người dùng ở cả chiều uplink cho Wi-Fi.
Beamforming
Thay vì phát dữ liệu theo mọi hướng, bộ định tuyến sẽ phát hiện vị trí của thiết bị yêu cầu dữ liệu và truyền luồng dữ liệu theo hướng đó giúp tăng tối đa tín hiệu đường truyền đến người nhận.
Những ai nên sử dụng Wifi 6 ?
Wifi là một sóng tín hiệu vô hình nên với những ai không tìm hiểu nhiều sẽ khó nhận ra sự khác biệt. Tuy nhiên, một số đối tượng hoặc thiết bị dưới đây sẽ rất phù hợp để sử dụng các thiết bị hỗ trợ wifi 6
Các thiết bị thông minh IOT kết nối wifi như nhà thông minh (smart home), Camera Wifi,…Sẽ rất cần thiết. Bởi các thiết bị IOT sẽ liên tục cần truyền và nhận tín hiệu nội bộ để giúp hoạt động xuyên suốt, hoàn hảo và tức thì, giảm độ trễ. Ví dụ: Các hub nhà thông minh như cửa, bóng đèn,…sẽ cảm biến trao đổi, giao tiếp thông qua cử chỉ, giọng nói và kết nối wifi. Nếu như bạn sử dụng wifi 6 thì tốc độ kết nối ổn định, nhanh hơn cho dù cùng lúc đo đang rất nhiều thiết bị cùng kết nối (tivi, điện thoại, tủ lạnh,..)
Các công ty, gia đình, trường học… có nhiều thiết bị cùng sử dụng 1 lúc: Bạn có thể hiểu độ chậm khi đến “giờ cao điểm công nghệ” phải không nào ? Sử dụng thiết bị phát Wi-fi 6 ngoài việc đảm bảo tín hiệu còn giúp tối ưu khi phát sóng cho nhiều thiết bị cùng lúc tốt hơn rất nhiều so với các router đời thấp hơn, cho dù đó có nhiều các bức tường hay quá nhiều mạng wifi xung quanh gây nhiễu sóng đi nữa.
Nhưng ai đang sử dụng gói cước viễn thông lớn nhưng lại sử dụng cục router, phát wifi đời cũ với các chuẩn (a,b,g,n tương đương 1,2,3,4) thì cũng nên cân nhắc. Đôi khi các thiết bị là nguyên nhân khiến đường truyền bị “thắt cổ chai” khiến bạn kết nối tín hiệu kém hơn.
Đặc biệt, với những ai hay chơi game bằng các thiết bị kết nối wifi như điện thoại, laptop, máy tính bảng thì sẽ cảm nhận sự khác biệt rõ rệt trong vấn đề này. Việc thành bại trong các game một phần nhờ tốc độ và sự ổn định khi kết nối wifi. Mạng lag, ping cao khiến bạn cực kì ức chế hơn cả gặp “trẩu tre, phá game” phải không nào ? Hãy nâng cấp và thay thế thiết bị Wi-fi 6 ngay thôi nào.
Có nên nâng cấp hệ thống mạng lên Wi-fi 6 ?
Ở thông số lý thuyết, Wi-Fi 6 có thể truyền lên đến 10Gbps, trên thực tế, chưa có nhà mạng nào tại Việt Nam cung cấp mức băng thông lên đến mức đó. Thực tế, theo trang PCWorld, tốc độ khi đo với router Wi-Fi 6 có thể đạt đến 680Mbps, hơn 50% so với Wi-Fi AC và gấp gần 6 lần Wi-Fi 4 chuẩn N ở tốc độ 100Mbps. Với gói cước 1Gbps thì tốc độ nhà mạng thực tế chỉ khoảng 800 Mbps. Điều này được lý giải bởi nhiều nguyên nhân như do dây dẫn, router không hỗ trợ hết tốc độ, vật cản,…Chính vì những vấn đề đó, Wi-Fi 6 ra đời nhằm đảm bảo được đầu ra sẽ khắc phục được các vấn đề ở trên đến mức tối thiểu. Do đó, nếu tốc độ và sự ổn định của kết nối wifi thực sự quan trọng với bạn hãy nên đầu tư để cảm nhận rõ rệt sự khác biệt.
Có cần thay Router mới để dùng được Wi-Fi 6 ngay lập tức ?
Không phải cứ đổi thiết bị phát Wi-Fi 6 thì bạn sẽ được sử dụng tốc độ và các tính năng của Wi-Fi thế hệ mới. Chuẩn Wi-Fi này chỉ có thể phát huy hết sức mạnh khi router phát mạng và thiết bị thu sóng Wi-Fi đều hỗ trợ chuẩn Wi-Fi 6 hay Wi-Fi 802.11ax. Đây cũng là vấn đề gây cản trở khi lựa chọn nâng cấp lên mạng không dây mới, nếu như điện thoại, laptop của bạn là những thiết bị đời cũ, kể từ năm 2018 đổ về trước thì sẽ không hỗ trợ Wi-Fi 6. Cho dù có trang bị router phát sóng mới thì vẫn vô dụng, nếu như bạn đang sử dụng thiết bị đời mới hỗ trợ Wi-Fi 6 nhưng cục phát Wi-Fi chỉ hỗ trợ các chuẩn mạng không dây cũ hơn thì hãy nâng cấp lên Wi-Fi 6 ngay để tận hưởng được tốc độ cực đỉnh của Wi-Fi mới.